Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 23/2: Không dễ thắng

Ngoại Hạng Anh 2025-02-24 21:49:16 5
ậnđịnhsoikèoBayernMunichvsEintrachtFrankfurthngàyKhôngdễthắfulham   Chiểu Sương - 23/02/2025 03:42  Đức
本文地址:http://game.tour-time.com/html/%C2%A0%C2%A0%20Chi%E1%BB%83u%20S%C6%B0%C6%A1ng%20-%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%2019/06/%C2%A0%C2%A0%20H%E1%BB%93ng%20Ng%E1%BB%8Dc%20-%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%2014/01/2019%2009:50%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%C2%A0T%C3%A2y%20Ban%20Nha
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2

Nhắc đến những cậu em trai nhà sao sở hữu diện mạo cực phẩm, chắc chắn không thể thiếu em ruột của ca sĩ Hoà Minzy. Được biết, cậu út nhà Hòa Minzy có tên là Nguyễn Văn Hùng, vừa tròn 20 tuổi và đang học tập tại trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Cuộc sống sung túc khi có chị là ca sĩ nổi tiếng của em trai Hòa Minzy - 1
 

Tuy hiếm khi xuất hiện cùng chị gái trước truyền thông nhưng qua những hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội, công chúng đều không khỏi trầm trồ trước ngoại hình bảnh bao của Văn Hùng. Chưa kể, em trai của Hòa Minzy còn ghi điểm trong mắt fan nữ với phong cách thời trang ấn tượng. Minh chứng rõ nhất cho sức hút chính là trang cá nhân của anh chàng này sở hữu lượt theo dõi rất khủng.

Mới đây nhất, giọng ca “Không thể cùng nhau suốt kiếp” khiến dân tình được phen “há hốc” khi chuyển khoản “nóng” 20 triệu mừng sinh nhật em trai. Cụ thể, Hòa Minzy đã khoe lên story món quà nhân dịp sinh nhật em trai kèm lời nhắn: “Chúc mừng sinh nhật em trai. Chuyển khoản rồi, kiểm tra nhé”. Ngay sau đó, em trai của nữ ca sĩ đã không giấu được sự thích thú: “Rất đúng giờ và rất này nọ”. Nhiều người cũng bất ngờ khi nhìn thấy số tiền 20 triệu là quà sinh nhật mà Hòa Minzy tặng em trai.

Cuộc sống sung túc khi có chị là ca sĩ nổi tiếng của em trai Hòa Minzy - 2
 

Đây cũng không phải lần đầu tiên ca sĩ gốc Bắc Ninh công khai thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương với em trai mình bằng những hành động có giá trị vật chất như vậy.

Vào sinh nhật năm ngoái, Hòɑ Minzy đã vung tay tặng em trai cưng một chiếc xe mô tô, cùng lời chúc: “Chúc mừng sinh nhật em trai, chỉ mong em trưởng thành và thương yêu gia đình, bố mẹ hơn. Học hành chăm chỉ để không phụ lòng mọi người. Chẳng mong gì hơn là ngủ sớm, dậy sớm, ăn uống đầy đủ, xe ngon rồi, cũng đẹp trai rồi”.

Cuộc sống sung túc khi có chị là ca sĩ nổi tiếng của em trai Hòa Minzy - 3
 

Những món quà của Hòa Minzy khiến cho khán giả trầm trồ không ngớt về tình yêu thương cô dành cho em trai cũng như chứng minh sự giàu có của ca sĩ 8X qua bao năm làm nghề.

Trước đó, nhân dịp Văn Hùng đỗ đại học, giọng ca gốc Bắc Ninh đã viết những dòng tâm sự để động viên “cậu út”. Hòa Minzy khuyên em trai chỉ cần tập trung vào việc học, chuyện học phí cứ để cô lo. “Em ạ! Tiền nhiều, tiền ít không quan trọng với chị. Bao nhiêu chị cũng lo cho em”.

Cuộc sống sung túc khi có chị là ca sĩ nổi tiếng của em trai Hòa Minzy - 4
 

Là con út trong gia đình 5 năm anh em, Văn Hùng được các chị thương yêu hết mực. Hòa Minzy đứng thứ 4 và thân nhất với cậu em út. Văn Hùng cũng thường xuyên được tháp tùng chị đến tham dự các sự kiện giải trí văn hoá lớn.

Giống người chị nổi tiếng, Văn Hùng có khả năng ca hát và thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ ở trường. Trên trang cá nhân, em trai Hòa Minzy thường xuyên đăng ảnh du lịch nước ngoài, tận hưởng cuộc sống có phần sung túc, sang chảnh.

Cuộc sống sung túc khi có chị là ca sĩ nổi tiếng của em trai Hòa Minzy - 6
 

Trong một số lần tâm sự, giọng ca “Rời bỏ” tiết lộ cô muốn dành cho em trai điều kiện vật chất và những gì tốt đẹp nhất để em thuận lợi hơn trên con đường đạt được thành công, để sau này em có thể phụng dưỡng cha mẹ và sống có ích cho cộng đồng.

Hòa Minzy từng chia sẻ trên trang cá nhân nỗi bức xúc với những lời đàm tiếu cho rằng cuộc sống thượng lưu cô có được đều do bạn trai đại gia tặng. Đồng thời cô cũng thừa nhận sự dại dột vì không khoe tài sản khiến nhiều người nghĩ cô ăn bám bạn trai. Nữ ca sĩ 8X đã có lần tiết lộ về thu nhập khủng của mình: “Có thể vài ba ngày là kiếm được 500 triệu đồng rồi”. Cô may mắn đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp nên không hề tiếc gì với em trai ruột.

Cuộc sống sung túc khi có chị là ca sĩ nổi tiếng của em trai Hòa Minzy - 7
 

Đáp lại sự thương yêu và chiều chuộng của chị gái, Văn Hùng cũng luôn ở bên, động viên chị trong những lúc khó khăn nhất. Cậu từng viết trên trang cá nhân: "Chị đừng sợ cô đơn, em sẽ bảo vệ chị thay cho những người đàn ông khác trên cuộc đời này", thỉnh thoảng lại chia sẻ những bức ảnh chụp cùng chị gái như một niềm tự hào.

Hòa Minzy được biết đến là một ca sĩ trẻ sở hữu khối tài sản "khủng" trong showbiz Việt. Ở tuổi 25, mỹ nhân Bắc Ninh nắm trong tay loạt bất động sản giá trị, cát-xê khủng, hàng hiệu đắt đỏ... 

Theo Dân Việt

Hòa Minzy nộp phạt 7,5 triệu sau 'sự cố' đưa tin giả Covid-19

Hòa Minzy nộp phạt 7,5 triệu sau 'sự cố' đưa tin giả Covid-19

Hòa Minzy đã chủ động liên hệ gặp Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM và nộp phạt sau vụ chia sẻ nhầm tin giả liên quan đến Covid-19.

">

Cuộc sống sung túc khi có chị là ca sĩ nổi tiếng của em trai Hòa Minzy

Avika Gor rạng rỡ trong sự kiện giao lưu văn hóa Ấn Độ - Việt Nam.

Diễn viên Avika Gor, người đóng vai Anandi trong bộ phim truyền hình nổi tiếng "Cô dâu 8 tuổi"thu hút sự chú ý khi đến tham dự với vai trò thành viên trong đoàn Ấn Độ đến để giao lưu, chia sẻ cùng khán giả. 

Avika Gor bày tỏ, cô biết Việt Nam từ những năm tháng tiểu học. Cảnh vật, con người qua cảm nhận ban đầu đặc biệt, khiến cô tò mò và mong muốn được khám phá một lần. Khi nhận được lời mời, nữ diễn viên đã vui mừng và sắp xếp lịch trình để tham dự. Ngoài tham dự các sự kiện giao lưu văn hóa, cô còn có dịp trải nghiệm ẩm thực, du lịch và gặp gỡ khán giả Việt Nam. Diễn viên hào hứng kể cô đã thăm quan, tìm hiểu lịch sử tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. 

Avika Gor ký tặng và chụp ảnh cùng người hâm mộ.

“Hành trình tôi đến với Việt Nam rất đẹp đẽ, tôi được gặp gỡ nhiều người và biết thêm những câu chuyện thú vị. Khi đến đây, tôi cảm nhận được tình yêu thương của mọi người và tự hào vì mình là một phần của lễ hội”, cô chia sẻ. 

Cũng tại sự kiện, ban tổ chức phát lại bộ phim Uyyala Jampala - tác phẩm đầu tay mà Avika Gor vào vai nữ chính cách đây 8 năm để khán giả cùng thưởng thức. Avika Gor đưa ra lời hứa khi nào lễ hội Xin chào Việt Namđược tổ chức, nếu có lời mời, cô nhất định sẽ tham dự.  

Ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM nói đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần kết nối và giao lưu văn hóa giữa 2 nước. “Tình hình dịch bệnh trong 2 năm qua khiến những kết nối trong xã hội bị hạn chế. Đây cũng là lý do vì sao chúng tôi tổ chức các hoạt động để kết nối cộng đồng, đưa người trẻ Việt đến gần hơn với văn hoá của Ấn Độ thông qua phim ảnh", ông nói. 

Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh kỳ vọng sự phát triển văn hóa giữa 2 nước qua các lễ hội giao lưu.

Tuần phim Ấn Độ kéo dài từ ngày 14-20/8 tại Trung tâm trao đổi văn hóa Pháp (Idécaf). Sự kiện trình chiếu 8 tác phẩm đặc sắc của Ấn Độ, thuộc nhiều thể loại được giới thiệu, gồm các phim 102 not out (hài-chính kịch),  Ferrari’s ride (thể thao-hài), When You’re near me(tình cảm tâm lý), Boomba  Ride, Guest Inn London(hài), Wrong side Raju(giật gân), Uyyala Jampala (hài lãng mạn), Rarchaaiyaan.

Avika Gor sinh năm 1997, đóng phim từ nhỏ và vụt sáng thành sao với vai diễn Anandi lúc nhỏ trong Cô dâu 8 tuổi. Nhờ hiệu ứng thành công của tác phẩm,  Avika Gor cùng lúc thắng giải Diễn viên nhí xuất sắc và Nữ diễn viên chính xuất sắc. Ngoài vai diễn kinh điển, cô còn được biết đến với các bộ phim: Raajkumar Aaryyan, Cuộc chiến những nàng dâu, Laado - Veerpur Ki Mardani, Care of Footpath 2… Ở tuổi 25, nữ diễn viên được săn đón từ các nhà làm phim lẫn các đơn vị, nhãn hàng quảng cáo. Người đẹp còn sở hữu lượng fan hùng hậu với hơn 1,1 triệu người theo dõi trên Instagram.

Ảnh: Diễm Mi

Nữ chính Anandi 'Cô dâu 8 tuổi' lột xác thành thiếu nữ sexy khó cưỡng

Sau 11 năm tham gia vai Anandi trong phim “Cô dâu 8 tuổi”, nữ diễn viên Avika Gor nay đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp và vô cùng quyến rũ.

">

Avika Gor 'Cô dâu 8 tuổi' ra sao sau 14 năm nổi tiếng?

Hồ Hoài Anh

Ông Lê Anh Tuấn cho biết, sự việc xảy ra đối với giảng viên Hồ Hoài Anh trong thời gian từ 17/6-6/8/2022 tự ý đi nước ngoài không xin phép và đã phát sinh sự việc gây xôn xao dư luận. Đến ngày 6/8/2022, sau khi nắm bắt được thông tin qua lãnh đạo Bộ VHTTDL là cá nhân giảng viên Hồ Hoài Anh đã về nước, Ban lãnh đạo Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã yêu cầu bộ phận tổ chức gửi thông báo về khoa Âm nhạc Truyền thống và cá nhân giảng viên Hồ Hoài Anh để yêu cầu Hồ Hoài Anh đến trình diện, giải trình với Ban giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia VN về xử việc xảy ra.

Ngày 15/8, Hồ Hoài Anh đã viết bản tường trình gửi Ban giám đốc và Ban chủ nhiệm khoa Âm nhạc Truyền thống (Học viện Âm nhạc Quốc gia VN). Ngày 16/8, giảng viên Hồ Hoài Anh đã có buổi trình diện với Ban Giám đốc Học viện về việc đi nước ngoài không báo cáo, không xin phép tổ chức theo Luật Viên chức. Ngay sau đó, Ban giám đốc Học viện đã họp Hội đồng kỷ luật của Học viện để bàn về hình thức kỷ luật đối với viên chức đi nước ngoài không xin phép cơ quan chủ quản.

Sau khi xem xét Luật Viên chức và quá trình công tác của giảng viên Hồ Hoài Anh đối với Học viện, Hội đồng kỷ luật đã bàn bạc và nhất trí 100 % đưa ra hình thức kỷ luật như sau: Kỷ luật giảng viên Hồ Hoài Anh với hình thức cảnh cáo, vì lý do: “Vi phạm quy định, nội quy, quy chế làm việc” của Học viện.

Ngoài xử lý này, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam còn xem xét trừ thi đua với lỗi đi nước ngoài không báo cáo, không xin phép tổ chức của giảng viên Hồ Hoài Anh theo Luật Viên chức. Bên cạnh đó, sau khi có kết luận từ phía Tây Ban Nha, Hội đồng kỷ luật trường sẽ tiếp tục xem xét, cân nhắc để đưa ra hình thức xử lý tiếp theo; đảm bảo tính nghiêm minh.

">

Hồ Hoài Anh bị cảnh cáo sau vụ đi Tây Ban Nha không xin phép

Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Stuttgart, 1h30 ngày 24/2: Thiên nga vỗ cánh

Ngoài những nguyên tắc cơ bản trong quản lý và tổ chức hoạt động của một đại học Mỹ, luôn có những “sự thật khác” (the alternative facts [1])thách thức tính minh bạch và đạo đức trong quản trị đại học.

Tôi xin chia sẻ một vài câu chuyện nhỏ, với hy vọng Bộ GD-ĐT Việt Nam có thể ban hành những quy định có ứng dụng thực tiễn tốt.

{keywords}

Hầu hết sinh viên chỉ tập trung vào nội dung chương trình, thời gian học, tiền học, tương lai công việc (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Khi website chỉ là nơi quảng bá “đẹp”

Làm sao để biết trường và ngành mình học là hợp pháp, khi website chỉ là nơi cung cấp thông tin cơ bản về chương trình học và quảng bá “đẹp”?

Là sinh viên đi học, hầu hết chúng ta đều chỉ tập trung vào nội dung chương trình, thời gian học, tiền học, thực tập, tương lai công việc. Nhưng thế là chưa đủ, vì điều đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu là chương trình mình học có hợp pháp và được kiểm định hay chưa.

Lý do đơn giản thôi, vì nếu chương trình bạn học không hợp pháp (được hiểu là có đăng ký chất lượng với cơ quan có thẩm quyền, bởi một tổ chức hợp pháp), hoặc nếu chương trình bạn học chưa được kiểm định ở những cơ quan độc lập kiểm định chất lượng giáo dục đại học, nguy cơ bạn sẽ mất trắng tiền học khi chương trình là “fake” (dởm), dành cho mua bán bằng cấp và/ hoặc chương trình chất lượng kém.

Đó là chưa kể đến việc bạn sẽ mất rất nhiều thời gian cho chuyển đổi chương trình, giải trình việc mình đã đi học thế nào nếu chẳng may cơ quan điều tra phát hiện những gian lận trong chương trình học đó, bạn có biết mà vẫn quyết định học.

Việt Nam đã có nhiều bài học về những chương trình đào tạo ngoại ngữ, tin học, nghề, cử nhân hay thạc sỹ, trong nước hay có yếu tố nước ngoài, mà không đáp ứng yêu cầu về pháp lý và chất lượng. Nhưng nguy hiểm hơn, có nhiều chương trình hợp pháp, có kiểm định độc lập, do giữa đường có trục trặc, tính hợp pháp và kiểm định bị chấm dứt nhưng trường không thông báo cho người học.

Họ làm như vậy hoặc để né tránh pháp luật và thanh tra, “xập xí xập ngầu” giữa chương trình Việt với chương trình nước ngoài, từ cấp 1 đến cấp 3 và đào tạo nghề, làm người học không rõ được rút cuộc mình đang học chương trình nào.  

Đấy sẽ là vấn nạn cho người học vì sau này, giá trị tấm bằng của bạn khó xác định.

Những thách thức với yêu cầu “ba công khai”

Gần đây, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường phải "ba công khai" - công khai thông tin cơ bản của trường, bao gồm cả tỷ lệ đỗ tốt nghiệp và có việc làm trên website của trường.  

Tuy nhiên, yêu cầu công khai thông tin cơ bản là điều thách thức cho nhiều trường, đặc biệt những trường “không có mong muốn” công bố thông tin. Vậy, công khai thông tin cơ bản theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT hiện nay sẽ vướng phải những gì?

Vấn đề thứ nhất là thực tế ở Việt Nam không có tổ chức nào có thể công khai hết các thông tin trên website, mà họ sẽ “nhìn nhau” để cung cấp thông tin, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút học sinh. Vì vậy, nhiều thông tin cơ bản, tưởng đã được công bố, cũng không mấy giá trị cho học sinh, nếu trường thực sự đã có ý muốn chơi ‘chiêu”.

Lấy ví dụ năm 2016 một đại học nổi tiếng ở Hà Nội đã tự động tăng học phí lên 30% và cho rằng điều này hợp lý [2]. Vậy thì, quy định của Bộ GD-ĐT đưa ra về công bố thông tin tổng số tiền đào tạo học sinh/ năm liệu có còn ý nghĩa không? Khi sinh viên năm thứ 2, thứ 3, thứ 4 khóc ròng vì không có tiền đóng tiếp, chỉ còn đường hoặc nghỉ học hoặc cắn răng đi vay đi làm đâu đó nộp cho xong! Lúc đó, ai chịu trách nhiệm?

Một ví dụ khác khá phổ biến ở nhiều trường là để đảm bảo đủ thu bù chi và lợi nhuận sau thuế, chương trình cơ bản công bố cho sinh viên, sau đó là áp dụng các “biện pháp” tiết kiệm chi phí. Đó là các trường cắt bớt giờ học và cho chuyển sang giờ “tự học”, cho sinh viên sau đại học dạy các giờ không quan trọng hoặc những môn có nhiều giờ nhằm bớt giờ và lương của giáo sư chính thức, chuyển từ học tại lớp sang online hoặc tự học nhóm, cắt giờ đi thực tập và yêu cầu sinh viên tự viết báo cáo, giáo viên dạy một môn chuyên ngành được yêu cầu dạy cho nhiều môn khác…

Cuối cùng, ai là người chịu thiệt thòi nhất? Có ai nghĩ cho sinh viên không? Có thể có, và có thể không, nhưng như các cụ nói rồi, “chờ được vạ thì má đã sưng”.

Đây là những thực tế đòi hỏi Bộ GD-ĐT cần suy nghĩ kỹ để đưa ra những quy định đảm bảo được lợi ích cho cả hai bên, cho nhà trường và cho học sinh (bên luôn là yếu thế hơn), gồm cả lợi ích về học tập và lợi ích được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi trường gây ra cho sinh viên.

Vấn đề thứ hai, thông tin về chương trình được kiểm định bởi bên thứ ba và các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Hầu hết sinh viên và xã hội chỉ biết trông chờ vào tính minh bạch thông tin và đạo đức quản lý và đào tạo của trường, dựa trên uy tín của chính trường xây dựng qua thời gian và do bên thứ ba độc lập kiểm định.  

Thực tế thời đại này đang khác, do bởi sức mạnh của truyền thông, của quảng cáo, của dịch vụ tư vấn tuyển sinh (ăn tiền hoa hồng), các thông tin đến với người học và xã hội rất khác với thực tế dịch vụ và chương trình họ được học. Chỉ có điều, sinh viên chỉ biết sự thật khi đã vào học!

Lấy ví dụ về kiểm định chương trình với nước ngoài. Hai trường có tên tuổi của Việt Nam có chương trình được kiểm định bởi ACICS – một tổ chức kiểm định ở Mỹ bị rút giấy phép hoạt động do vi phạm nghiêm trọng quy định về kiểm định [3], mà ở Việt Nam không thấy thông tin gì.  

{keywords}

Ảnh chụp từ website của Cơ quan An Ninh Nội Địa Mỹ

Hay cũng năm 2013, một đại học nổi lên vì “chương trình liên kết với đối tác nước ngoài vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện tuyển sinh và đào tạo”.

Vậy, trong những trường hợp như vậy, trách nhiệm của trường với sinh viên như thế nào? Trách nhiệm phải thông báo công khai về những đối tác yếu kém, vi phạm những quy định của pháp luật nước nơi trường nước ngoài đang hoạt động sẽ do ai phải thông báo tại Việt Nam, cho sinh viên Việt Nam?

Đa phần sinh viên không nắm rõ được quyền và trách nhiệm, do không biết, không đọc và không hiểu rõ để thực hiện Quy tắc Hành xử của Sinh viên, Quy trình khiếu nại và bảo vệ sinh viên và các văn bản khác. Vì sự thiếu hiểu biết đó, rất nhiều chuyện đã xảy ra, gây bất lợi cho sinh viên và cơ hội học tập của họ.  

Khi chúng ta nói đến công khai thông tin, minh bạch hoạt động của trường là nhằm nâng cao năng lực quản trị của đại học và cũng là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của sinh viên. Nhưng những quy định nào, những kênh phản ánh nào của Bộ GD-ĐT sẽ giúp cho sinh viên được quyền lên tiếng, được quyền xin bảo vệ khi những quyền và lợi ích của họ bị vi phạm?

Có cơ chế nào, có hệ thống nào, luật pháp nào sẽ bảo vệ sinh viên nếu bản thân lãnh đạo nhà trường không có đạo đức và quản trị nội bộ đủ tốt để bảo vệ sinh viên? Và trách nhiệm phản ánh, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý, của các bên thứ ba và của sinh viên như thế nào?  

Bộ GD-ĐT phải tạo ra được những hành lang pháp lý cho sinh viên trong Quy chế Công khai Thông tin này, nhằm để bảo vệ quyền lợi của họ. Hãy để sinh viên được làm chủ quyền họ đáng được hưởng!

Nguyễn Thị Lan Hương (NewAsia Global Learning)

Tài liệu tham khảo:

[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Alternative_facts

[2] http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tang-hoc-phi-30-o-truong-dh-kinh-te-quoc-dan-sinh-vien-co-quyen-len-tieng-317338.html

[3] https://studyinthestates.dhs.gov/2016/12/acics-loss-of-accreditation-what-it-means-for-schools-and-international-students

http://www.acics.org/commission%20actions/content.aspx?id=1476

https://www.bristoluniversity.edu/blog/bristol-university-and-hochiminh-university-of-technology/

https://www.insidehighered.com/news/2016/05/04/controversial-accreditor-acics-tried-shut-down-profit-was-blocked-judge

">

Ba công khai: “Sự thật khác” về minh bạch thông tin giáo dục đại học

友情链接